Quy Định Về Quản Lý Đất Đai Tại Việt Nam Cập Nhật Năm 2023

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên đặc biệt và ngày càng trở nên quý giá bởi nó gắn với đời sống và phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Để đất đai luôn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, không thể không nhắc tới vai trò của việc quản lý đất đai. Vậy quy định về quản lý đất đai tại Việt Nam được thực thi như thế. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khái Niệm Quản Lý Đất Đai Là Gì?

Như đã nói ở trên, đất đai là một trong những nguồn tài nguyên đặc biệt bởi nó gắn liền với đời sống hàng ngày của con người. Hầu hết các hoạt động sống của con người đều sẽ liên quan tới đất đai, chẳng hạn như: ăn ở, đi lại, giao thương, sản xuất, buôn bán,…

Không chỉ con người mà rất nhiều các sinh vật khác trên Trái Đất này đều cần có đất đai để sinh trưởng và phát triển. Thiếu đất đai, con người và động thực vật sẽ không có môi trường sống.

quy định về quản lý đất đai tại Việt Nam

Vậy tại sao phải quản lý đất đai? Mặc dù nó có vai trò quan trọng như vậy nhưng do đây là nguồn tài nguyên có nguồn gốc từ tự nhiên nên hầu hết đất đai sẽ không thể tự sinh thêm. Trong khi đó, dân số thì ngày càng phát triển, những hoạt động sống của con người cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn, thì nhu cầu sử dụng đất sẽ lại càng cao.

Tuy nhiên, khi việc sử dụng và khai thác không được thực hiện một cách khoa học thì nguồn tài nguyên này có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là bị hủy hoại. Đây cũng chính là lý do mà ngành quản lý đất đai được ra đời.

Quản lý đất đai thực hiện cả 2 nhiệm vụ bao gồm:

  • Quản lý việc sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên đất đai ở các vùng nông thôn lẫn thành thị.
  • Quản lý việc sử dụng đúng với mục đích của từng loại đất và đồng thời duy trì, phát triển chất lượng đất để tránh các hiện tượng lãng phí tài nguyên, bỏ hoang, khai thác cạn kiệt hoặc sử dụng không hiệu quả,…

Tại Việt Nam, đất là nguồn tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, trong đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, đồng thời cũng là cơ quan thống nhất trong lĩnh vực quản lý.

Để thực hiện các hoạt động quản lý này, Nhà nước sẽ ban hành các điều luật, giấy tờ quy định về sử dụng,  quy hoạch, khai thác, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng và xử lý các tranh chấp liên quan hoặc các khiếu nại và tố cáo liên quan tới đất đai,….

quy định về quản lý đất đai tại Việt Nam

Thông qua các cơ quan có thẩm quyền, các điều luật, các quy định sẽ được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, không chỉ đảm bảo cho quyền sở hữu nhà nước về đất đai mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của công dân liên quan tới các lĩnh vực này, như hoạt động mua bán nhà đất.

Quản Lý Đất Đai Là Làm Những Công Việc Gì?

Mặc dù đã biết được khái niệm về quản lý đất đai là gì, tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn cụ thể công tác quản lý đất đai là làm những công việc gì. Trong Luật Đất đai 2013 đã quy định, nhà nước quản lý đất đai với các nội dung cụ thể bao gồm:

  • Xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới việc quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời lập ra các kế hoạch tổ chức thực hiện những văn bản này.
  • Xác định, lập hồ sơ, về các nội dung quản lý địa giới hành chính và bản đồ địa giới hành chính tại Việt Nam.
  • Điều tra, đánh giá về thực trạng, hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Đồng thời lập kế hoạch, quản lý sử dụng đất trong năm hoặc trong một khoảng thời kỳ nhất định.
  • Thành lập, xây dựng các bản đồ kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với thực tiễn tại địa phương và quy hoạch các khu dân cư tại các đô thị.
  • Thực hiện các công việc liên quan đến hành chính về đất đai, chẳng hạn như: lập phương án, kế hoạch bồi thường đất, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng, hay cho thuê, chỉnh lý; cập nhật hồ sơ, các giấy tờ liên quan tới địa chính; công nhận quyền sử dụng đất; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong việc sử dụng đất;…
  • Giải quyết các tranh chấp của các cá nhân hoặc các tổ chức có liên quan tới đất đai.
  • Quản lý giá đất và xây dựng hệ thống thông tin về đất đai, giáo dục, phổ biến pháp luật.
  • Xây dựng các kế hoạch nâng cao chất lượng và phục hồi đất.
quy định về quản lý đất đai tại Việt Nam
Kiểm soát việc sử dụng đất đúng mục đích là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý

Cơ Quan Nào Thực Hiện Công Việc Quản Lý Đất Đai Của Địa Phương?

Việc quản lý đất đai sẽ được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước, tạo thành một bộ máy thống nhất, có phân cấp và phân quyền cụ thể từ trung ương cho tới địa phương. Trong đó, ở trung ương sẽ là Bộ Tài nguyên và Môi trường, còn ở địa phương cụ thể như sau:

  • Tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Ở cấp thấp hơn gồm quận, huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc địa phương: thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công tác quản lý đất đai cấp xã với một số nhiệm vụ cụ thể như:

  • Thực hiện quản lý đối với quỹ đất công ích hoặc quỹ đất chưa được sử dụng
  • Thực hiện xác định nguồn gốc hoặc tình trạng của đất đai
  • Xử lý một số các vi phạm hành chính hoặc hòa giải khi có các tranh chấp đất đai xảy ra
  • Đối với các thủ tục hành chính liên quan tới đất đai, thì cơ quan cấp xã có thể tham gia thực hiện một số công đoạn nhất định, ví dụ như: thẩm tra, thu thập tài liệu, xác minh nguồn gốc đất,…

Theo quy định của pháp luật, trên website quản lý đất đai của các địa phương sẽ công khai một số thông tin, chẳng hạn như: kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm cấp huyện, quy hoạch, thông tin bảng giá đất cấp tỉnh,… Đồng thời, người dân khi có nhu cầu cũng có thể yêu cầu được cung cấp các thông tin này.

quy định về quản lý đất đai tại Việt Nam
Kế hoạch sử dụng đất là các thông tin công khai của địa phương

Với những nội dung chính về quản lý đất đai mà thitruongbds24h.vn đã chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình làm thủ tục hành chính liên quan. Đừng quên theo dõi tiếp các bài viết trên chuyên mục tin tức của chúng tôi để không bỏ lỡ những kiến thức hay và kinh nghiệm mua bán nhà đất hữu ích nhất.

Đánh giá bài viết
0913336768
0973116622