Quy Định Của Pháp Luật Về Trình Tự Thu Hồi Đất Khi Đã Có Quyết Định

Quyết định thu hồi đất được pháp luật thực hiện như thế nào? Quy trình thu hồi đất thực hiện ra sao? Nếu cưỡng chế thi hành thu hồi đất sẽ được giải quyết bằng cách nào? Để giải đáp những thắc mắc trên thì hãy tham khảo bài viết sau.

Quyết Định Thu Hồi Đất Là Gì?

Quốc hội đã ban hành luật Đất đai mới nhất vào ngày 29/11/2013 dựa trên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

quyết định thu hồi đất là gì

Khái niệm thu hồi đất được giải thích rõ ràng tại Điều 3, khoản 11, luật Đất đai. Và được hiểu là: Nhà nước thu hồi đất  là việc Nhà nước đưa ra quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, tập thể,.. đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất trước đó. Hoặc  Nhà nước sẽ thu hồi đất trong trường hợp các cá nhân, tổ chức, tập thể,… đã được cho phép sử dụng đất trước đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai. 

Các Quy Định Của Pháp Luật Về Thu Hồi Đất

Trong các trường hợp sau đây các cá nhân, tổ chức, tập thể buộc phải trao  trả quyền sử dụng đất về cho Nhà nước khi nhận được quyết định thu hồi đất.

(1) Nhà nước quyết định thu hồi đất của cá nhân, tổ chức, tập thể,… với mục đích phục vụ quốc phòng, an ninh ( quy định tại Điều 61 và Điều 63, luật Đất đai ban hành năm 2013).

(2) Nhà nước quyết định thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức, tập thể,… với mục đích phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia và công cộng ( quy định tại Điều 62 và Điều 63, luật Đất đai ban hành năm 2013).

các quy định của pháp luật về thu hồi đất

(3) Nhà nước quyết định thu hồi đất khi cá nhân, tổ chức, tập thể có hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến đất đai ( quy định tại Điều 64, luật Đất đai ban hành năm 2013).

(4) Nhà nước quyết định thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức, tập thể,.. sau khi kết thúc việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước hoặc đất đó có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người ( quy định tại Điều 65, luật Đất đai ban hành năm 2013). 

quyết định thu hồi đất 1

Quy Định Về Bồi Thường Thiệt Hại Khi Nhà Nước Quyết Định Thu Hồi Đất

Vấn đề bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

  • Bồi thường cho người sử dụng đất thỏa mãn điều kiện được quy định tại Điều 75, luật Đất đai.
  • Bồi thường đầu tiên sẽ ưu tiên thực hiện giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất Nhà nước thu hồi. Nếu không thể bồi thường bằng việc giao đất, cần bồi thường bằng tiền mặt ứng với giá đất cụ thể được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất.
  • Khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, cần phải thực hiện việc bồi thường đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai, kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật.

Điều kiện nhận bồi thường khi Nhà nước quyết định thu hồi đất

Người sử dụng đất khi đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 75 thì được nhận bồi thường. Cụ thể:

  • Đất hiện đang sử dụng không phải đất thuê trả tiền thuê hằng năm;
  • Cá nhân, hộ gia đình có Giấy chứng nhận hoặc đảm bảo các điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
  • Ngoài ra còn một trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng vẫn  nhận được bồi thường: Là đất nông nghiệp đã được sử dụng trước 1/7/2004 và được trực tiếp sản xuất nông  nghiệp bởi cá nhân hoặc hộ gia đình. Tuy nhiên, cá nhân hay hộ gia đình chỉ được bồi thường ứng với diện tích thực đang sản xuất nông nghiệp và diện tích đất bồi thường không vượt qua hạn mức giao nông nghiệp.

điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Các trường hợp không được nhận bồi thường khi Nhà nước quyết định thu hồi đất

Tại Điều 64, Điều 65, Điều 76, Điều 77, Điều 82 quy định về các trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước quyết định thu hồi đất như sau: 

  • Đất được Nhà nước cho thuê và trả tiền thuê theo năm hoặc đất của Nhà nước cho thuê 1 thời gian dài nhưng được Nhà nước miễn thuê đất, trừ trường hợp cá nhân hay hộ gia đình sử dụng đất Nhà nước cho thuê được hưởng chính sách đối với người có công với cách mạng.
  • Đất đang sử dụng là đất nông nghiệp thuộc đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Đất đang sử dụng là đất nhận khoán nhằm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thủy hải sản, làm muối.

Thẩm quyền của các bên trong việc thu hồi đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 66, Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền thu hồi đất được quyết định thu hồi đất như sau:

Đối với UBND cấp tỉnh

  • Thu hồi đất các cơ sở tôn giáo, tổ chức, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (Trừ trường hợp thu hồi đất của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam).
  • Quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất của xã/phường/thị trấn.

quyết định thu hồi đất 2

Đối với UBND cấp huyện

  • Thu hồi đất đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư
  • Thu hồi đất của người Việt định cư tại nước ngoài và có quyền sở hữu nhà ở tại đất nước Việt Nam

Trong trường hợp, đất thu hồi thuộc cả hai đối tượng thẩm quyền của UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh thì quyết định sẽ một trong hai được có quyền đưa ra quyết định thu hồi lại đất.

Quy trình thu hồi đất khi đã có quyết định thu hồi đất

Trình tự thu hồi đất khi đã có quyết định thẩm quyền được thực hiện theo 6 bước như sau:

Bước 1: Đưa ra thông báo thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để đưa ra quyết định thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất sẽ được ban hành và gửi đến từng cá nhân có đất bị thu hồi.

Bước 2: UBND cấp huyện, tỉnh ra quyết định thu hồi đất

UBND cấp huyện sẽ có quyền thu hồi đất đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư tại nước ngoài và được sở hữu đất nhà ở Việt Nam.

UBND cấp tỉnh có quyền thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo, tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước người, doanh nghiệp có vốn đầu tư tại nước người…

Bước 3: Đo đạc, kiểm kê đất đai và tài sản có trên đất

Người đang có quyền sử đất có trách nhiệm phối hợp cùng với bộ phận, tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng để thực hiện kế hoạch thu đồi đất. Đồng thời cũng sẽ điều tra, đo đạc, kiểm kê, kiểm đếm tài sản có trên quỹ đất đó. 

quyết định thu hồi đất 3

Trong thời gian 10 ngày, tính từ ngày thuyết phục, vận động người sử dụng đất vẫn không phối hợp cùng tổ chức làm nhiệm vụ thu hồi, bồi thường mặt giải phóng thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện sẽ ban quyết định kiểm đếm, đo đạc bắt buộc. 

Bước 4: Lấy ý kiến, lập và đưa ra thẩm định phương án bồi thường

Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập và đưa ra phương án bồi thường, hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của dân cư có quỹ đất đang bị thu hồi. Từ đó, cơ quan thẩm định quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ trình đến UBND cấp có thẩm quyền về quyết định thu hồi đất.

Bước 5: Phê duyệt và quyết định niêm yết công khai phương án bồi thường

UBND cấp xã có quyền thẩm định thu hồi đất và quyết định phương án tái định cư, bồi thường, hỗ trợ trong cùng một ngày.

Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng, bồi thường phải phối hợp cùng UBND cấp xã để phổ biến và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu đất đang có quyết định thu hồi. Gửi quyết định đến từng cá nhân có đất thu hồi (ghi rõ mức bồi thường, hỗ trợ, thời gian và địa điểm).

Bước 6: Thời hạn chi trả bồi thường

Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai, trong thời gian 30 ngày kể từ khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan thẩm định, tổ chức bồi thường có trách nhiệm chi trả, hỗ trợ cho người đã bị thu hồi đất.

Trường hợp bồi thường chậm thì sẽ được thanh toán thêm một khoản chi phí bằng mức phí chậm nộp theo quy định Luật quản lý thuế ban hành.

quyết định thu hồi đất 4

Trường hợp người bị thu hồi đất không được nhận tiền bồi thường thì số tiền này sẽ được gửi đến tài khoản tạm giữ của kho bạc nhà nước.

Cưỡng chế thực hiện thu hồi đất

Cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013 khi có đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Không chấp hành quy định thu hồi đất sau khi đã được thuyết phục và vận động.
  • Cưỡng chế khi đã được niêm yết công tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung có quỹ đất bị thu hồi
  • Khi có hiệu lực thi hành
  • Cá nhân bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế

Trong quá trình thu hồi đất, phương án cưỡng chế chỉ được thực hiện khi người có đất bị thu hồi cố tình không hợp tác hoặc bất hợp tác. Việc cưỡng chế quyết định thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và quyền lợi của người bị thu hồi đất. Bởi vậy, hãy thực hiện đúng theo trình trự và quy định mà pháp luật đã quy định, ban hành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *