Tranh chấp đất đai có sổ đỏ: Thủ tục và cách giải quyết

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là một trong những vấn đề khá là nhức nhối và phức tạp. Như đã biết thì sổ đỏ là loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu. Những không phải cứ có sổ đỏ là sẽ được bảo đảm. Có rất nhiều trường hợp vẫn xảy ra tranh chấp dù có sổ đỏ. Chính vì thế bài viết này sẽ chia sẻ thêm kiến thức liên quan đến việc tranh chấp đất đai có sổ đỏ.

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ là gì?

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ là sự mâu thuẫn, bất đồng xung đột về lợi ích cũng như là quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân liên quan đến mảnh đất đó. Tranh chấp đất đai thường thì sẽ có những đặc điểm cần chú ý như sau:

tranh chấp đất đai có sổ đỏ 1

  • Đối tượng của tranh chấp đất đai là người có quyền sử dụng, quản lý cũng như là nhận được lợi từ quá trình sở hữu mảnh đất đó.
  • Các đối tượng tranh chấp đất đai chỉ là sử dụng và quản lý đất ví dụ như là được nhà nước cho thuê, giao đất, công nhận được sử dụng, chỉ là người được sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu.

Các trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ thường gặp

Tranh chấp đất liên quan đến ranh giới

trường hợp này khá phổ biến, phát sinh giữa hai bên đối tượng có đất liền kề, sát với nhau. Ví dụ như là việc thỏa thuận mở lối đi chung không được thông qua. Hoặc một bên mở lối đi chung trên đất thuộc sở hữu bên kia. Giá trị tranh chấp đất ở đây không lớn, nhưng quyền lợi thực tế của các bên thì rất lớn, nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

tranh chấp đất đai có sổ đỏ 2

Tranh chấp đất được cấp sổ đỏ bị trùng

Đây là trường hợp có sai sót trong quá trình cấp sổ đỏ cho nhân dân. Đất đã được người này lại cấp cho người khác. Nếu hai bên có thể thỏa thuận được thì không sao, nhưng dường như điều đó không xảy ra. Chính vì vậy các bên sẽ tranh chấp, đấu tranh để giành lại quyền lợi của mình.

Đòi lại đất đã cho mượn hoặc cho ở nhờ

Đây cũng là một trong những trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ vô cùng phổ biến. Hai bên chủ thể thường có quan hệ quen biết từ trước, việc cho mượn hoặc cho ở nhờ chỉ được thực hiện bằng miệng và qua thời gian khá dài.

Tranh chấp quyền thừa kế và sở hữu đất đai

Đây là trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế. Sở dĩ có sự tranh chấp này là do di sản đất đai đó chưa được lập di chúc hoặc đã được cấp sổ đỏ cho người khác và không được các bên chấp nhận.

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ giữa vợ và chồng

Điều này thường xảy ra khi ly hôn và tranh chấp liên quan đến tài sản chung.Thường thì sẽ hay gặp phải trường hợp đất đai đứng tên cả vợ và chồng,hoặc là đứng tên một bên và không muốn chia cho bên còn lại.

tranh chấp đất đai có sổ đỏ 3

Xem thêm: Thủ tục & Quy trình mua bán đất đã có sổ đỏ – Thông tin mới nhất 2022

Quy trình, thủ tục giải quyết đất đai có sổ đỏ

Đàm phán và giải quyết tranh chấp giữa các bên

Khi có mâu thuẫn tranh chấp xảy ra giữa các bên, điều đầu tiên cần làm đó là giải quyết nhanh chóng mọi chuyện trong êm đẹp, nhưng cũng có khi họ luôn khó chịu với nhau. Ta có thể giải quyết theo mặt tình cảm dễ dàng, đàm phán và giải quyết ổn thỏa giữa hai bên nhưng nếu không được sẽ cần phải khởi kiện quyết liệt ra tòa án hoặc ủy ban nhân dân xem xét.

Quy trình và thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Bước 1: Hòa giải tại ủy ban nhân dân của xã phường nơi có tài sản đất đai đó

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ có liên quan

  • Đơn kiện
  • Giấy tờ tùy thân của người làm đơn, và người bị kiện
  • Giấy tờ tranh chấp
  • Biên bản hòa giải tại ủy ban nhân dân xã phường

Bước 3: Nộp đơn kiện tại tòa án nhân dân

Bước 4: Nộp các khoản phí thu án, và nhận thông báo về thời gian thụ lý hồ sơ

Bước 5: Tham gia vào quá trình tố tụng theo quy định của tòa án

tranh chấp đất đai có sổ đỏ 4

Tìm hiểu thêm: Đất 50 năm có làm được sổ đỏ không? Có được xây nhà ở không?

Chi phí giải quyết tranh chấp do bên nào chi trả?

Án phí giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ là một khoản tiền mà người đương sự cần phải nộp để tòa án xét xử vụ kiên. Mức án phí này có quy định khá rõ ràng nhưng còn tùy vào từng trường hợp khác nhau, mức phí sẽ khác nhau. Thường thì sẽ có những khoản phí sau mà người có quyền sở hữu đất cần phải đóng:

  • Tiền tạm ứng án phí để giải quyết các tranh chấp đất đai: thường mức án phí này sẽ bằng 50% mức án phí dân sự
  • Tiền án phí để giải quyết tranh chấp :Mức án phí cao hay thấp sẽ tùy vào giá trị tài sản của mảnh đất đó.

Vậy là qua bài viết vừa rồi chúng ta đã hiểu thêm được khá nhiều điều xoay quanh việc tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Mong rằng những kiến thức đó sẽ có ích với các bạn trong trường hợp cần dùng đến. Hãy gọi ngay cho chúng tôi nếu còn những thắc mắc liên quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: Các khoản chi phí sang tên sổ đỏ, những quy định quan trọng cần nắm rõ

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913336768
0973116622