6 Phương Pháp Xử Lý Đất Nền Yếu Dễ Dàng Hiệu Quả

Trong những công trình xây dựng hiện nay, có lẽ ta sẽ không hiếm để có thể bắt gặp nhiều nền đất yếu và cần được xử lý. Đến nay việc xử lý đất nền yếu vẫn là một vấn đề cũng như là một bài toán khó cần tìm lời giải. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 6 biện pháp để xử lý xử đất nền yếu được tin dùng nhất hiện nay. Hay cùng đón đọc các bạn nhé.

xử lý đất nền yếu 1

Cách nhận biết đất nền yếu

Trong thực tế, nhiều công trình xây dựng rất hay bị sập lún, nguyên nhân là do công trình đó được xây dựng trên nền đất yếu và không có biện pháp xử lý hiệu quả. Đây được cho là một vấn đề hết sức nan giải và khó khăn bởi nó đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế vô cùng chặt chẽ.

Đất nền yếu thường gặp là loại đất sét có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ. Sức chịu tải của những khu đất này khá là kém chỉ khoảng (0,5 – 1kg/cm2). Ngoài ra đất có độ lún khá lớn khoảng (a>0,1 cm2/kg); Hệ số rỗng của đất cũng vô cùng lớn (e > 1,0); Độ sệt đất lớn hơn 1; Mô đun biến ở dạng bé (E<50kg/cm2); Khả năng chống cắt của đất cũng thấp, đất có khả năng thấm kém. Hàm l­ượng n­ước trong đất cao, độ bão hòa rơi vào khoảng lớn hơn 0,8.

xử lý đất nền yếu 2

Có những loại đất nền yếu phổ biến nào?

Dưới đây sẽ là một số loại đất nền thường gặp trong xây dựng các bạn cần chú ý nhé:

  • Đất sét mềm: bao gồm tất cả những loại đất sét hoặc đá sét chặt, những loại đất này đang ở trạng thái bão hòa nước, cường độ của đất thấp.
  • Đất bùn: đây là các loại đất có trong những môi trường nhiều nước, hạt rất mịn, luôn trong trạng thái nhiều nước, hệ số rỗng lớn và chịu lực vô cùng yếu.
  • Đất than bùn: loại đất này có nguồn gốc từ hữu cơ, được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ ở khu vực đầm lầy.
  • Cát chảy: đây là loại cát khá mịn, có kết cấu rời rạc, đất có thể nén chặt hoặc được pha loãng. Loại đất này sẽ chịu được tải trọng khá lớn khi chuyển sang trạng thái khác gọi là cát chảy.
  • Đất đỏ bazan: độ rỗng của loại đất này khá lớn, tỷ trọng khô khá bé, độ thấm nước cao nên đất sẽ dễ bị sụt lún.

xử lý đất nền yếu 3

Xem thêm: Những quy định được đặt ra về việc cưỡng chế thu hồi đất

6 phương pháp xử lý đất nền yếu được sử dụng nhiều nhất

Xử lý đất nền yếu bằng cọc vôi và cọc đất

Trong xây dựng thì cọc vôi được dùng để nén chặt các lớp đất yếu như than bùn, đất sét đang ở trạng thái dẻo nhão. Điều này sẽ xử lý đất nền yếu cụ thể là như sau:

  • Sau khi cọc vôi được đầm chặt xuống đất,đất xung quanh sẽ được nén chặt lại với nhau hơn
  • Khi vôi được tôi trong lỗ khoan thì tỏa ra một lượng nhiệt khá là lớn là cho nước lỗ sẽ bốc hơi giảm đi được độ ẩm và quá trình nén chặt sẽ được diễn ra nhanh chóng
  • Khi đó đất nền yếu đã được cải thiện một cách đáng kể, độ ẩm sẽ giảm đi và lực dính được tăng lên gấp 2-3 lần

Phương pháp xử lý đất nền yếu bằng đệm cát

Cát sẽ được thêm vào lớp đất để xử lý phần đất yếu đang ở trạng thái bão hòa, và chiều dài lớp đất yếu đó phải nhỏ hơn 3m. Hãy đào một phần ở lớp đất yếu đó và thay vào đó là các cát hạt trung và hạt thô để đầm chặt. Tác dụng chủ yếu của phương pháp này đó là:

  • Lớp đệm cát mới sẽ thay thế lớp đất mềm yếu ở dưới đáy móng, lớp này sẽ đóng vai trò chịu tải.
  • Giảm khá nhiều được độ lún của đất
  • Giảm được chiều sâu chôn móng nên giảm được khối lượng về vật liệu
  • Giảm được áp lực của công trình.

Phương pháp xử lý đất nền yếu bằng đầm chặt mặt đất

Một cách để xử lý đất nền đó là phương pháp đầm chặt lớp mặt đất của nền đất đó để tăng cường độ giảm sự chống cắt. Phương pháp này sẽ được sử dụng trong trường hợp đất có độ ẩm nhỏ hơn 0.7.

Lớp đất sau khi được đầm chặt sẽ có tác dụng là một tầng đệm, sẽ giảm khá nhiều được khối lượng đào đắp. Đầm trọng lượng sẽ có trọng lượng từ 1-4 tấn và đường kính sẽ không nhỏ hơn 1m.

Xử lý đất nền yếu bằng cọc tre

Đây là một trong những cách xử lý khá là tiết kiệm kinh tế. Do sự giới hạn về chiều dài của cọc, khả năng chịu áp lực của cọc sẽ bị hạn chế. Biện pháp này chỉ được áp dụng cho các công trình nhỏ, công trình nhà ở độc lập. Chữ nếu những công trình có diện tích quá lớn thì sẽ không được đảm bảo.

xử lý đất nền yếu 4

Phương pháp gia tải trước khi đóng cọc

Phương pháp này được các kỹ sư ở Việt Nam áp dụng khá nhiều khi xây dựng trên nền đất yếu.Trước đóa ta cần phải đánh giá về sự ổn định của nền tải ở phía dưới của đất. Ngoài ra cần tiến hành quan trắc về độ lún cũng như là áp lực của nước, độ lún.

Xử lý đất nền yếu bằng phương pháp PVD ( bấc thấm)

Phương pháp này sẽ có tác dụng thấm thẳng đứng, để quá trình thoát nước trở nên nhanh chóng trong các lỗ đất rỗng yếu, giảm được độ rỗng, ẩm cũng như là tăng độ chịu lực. Quá trình gia cố sẽ được nhanh chóng hơn và giảm độ lún khá đáng kể

Vậy là qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn 6 phương pháp xử lý đất nền yếu vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Mong rằng những thông tin đó sẽ hữu ích đối với bạn. 

Có thể bạn quan tâm: Một số nguyên tắc cần nắm rõ khi đầu tư đất nền

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913336768
0973116622